Lớp mạ kẽm phủ trên các sản phẩm như thanh ren, ty ren, bulong sẽ làm tăng khả năng chống mài mòn, độ cứng, đồ bền và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, để nhận biết được sản phẩm có lớp mạ kẽm đạt chuẩn người mua cần có những kiến thức nhất định.
Cách kiểm tra ngoại hình lớp mạ
Để có thể kiểm tra lớp ngoài của mã kẽm chính xác bạn cần quan sát trong phòng có độ sáng từ 300 Lx đến 2500 Lx và khoảng cách quan sát là 250mm tính từ bề mặt chi tiết.
Để xác định độ bóng và độ nhám của lớp mạ kẽm bạn có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dùng hoặc thực hiện so sánh với mẫu mạ kẽm chuẩn.
Đối với lớp mạ kẽm đạt chuẩn là lớp mạ không có các vết tẩy đi, mạ lại hoặc lớp mạ hỏng đã bị đánh bóng và lớp mạ đó có màu sắc chuẩn, bề mặt không có các điểm chân kim, rỗ.
Cách kiểm tra độ dày của lớp mạ
Để có thể kiểm tra độ dày của lớp mạ sẽ có 2 cách như sau:
Một là, kiểm tra bằng phương pháp hóa học
- Phun tia là phương pháp thực hiện dựa trên cơ sở hòa tan lớp mạ bằng dung dịch thử phun thành tia dại một điểm trên bề mặt sản phẩm mạ với cùng một tốc độ phun tia. Chiều dày lớp mạ sẽ được tính bằng thời gian có thể hòa tan lớp mạ và có thể quan sát bằng mắt được.
- Nhỏ giọt là phương pháp thực hiện dựa trên việc hòa tan lớp mạ bằng cách nhỏ giọt dung dịch thử tại cùng một điểm trên bề mặt lớp mạ và được giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Chiều dày lớp mạ sẽ được tính bằng số giọt để hòa tan lớp mạ.
- Hòa tan là phương thức thực hiện dựa trên cơ sở hòa tan lớp mạ trong một dung dịch không tác dụng đối với kim loại nền hoặc kim loại lớp dưới của chi tiết. Chiều dày lớp mạ sẽ được tính bằng khối lượng kim loại hòa tan, sau đó được tính bằng hai phương pháp: Phân tích hóa dung dịch hòa tan lớp mạ hoặc cân chi tiết trước và sau khi hòa tan lớp mạ.
Hai là, phương pháp vật lý phá hủy mẫu
- Phương pháp kim tương:
Là phương pháp được áp dụng để đo chiều dày cục bộ của lớp mạ điện hóa với chiều dày tối thiểu là 2mm, dựa trên việc xác định chiều dày lớp mạ bằng kính hiển vi kim tương trên mẫu soi được cắt vuông góc với bề mặt chi tiết mạ.
- Phương pháp khối lượng:
Là phương pháp chỉ sử dụng để kiểm tra chiều dày trung bình của lớp mạ điện hóa trên các chi tiết có khối lượng không lớn hơn 200g.
Thanh ren mạ kẽm đạt chuẩn
Cách kiểm tra độ xốp của lớp mạ
- Phương pháp bột nhão:
Là phương pháp dựa trên sự tương tác hóa học của kim loại lớp dưới với chất thử tại những chỗ rỗ và không liên tục của lớp mạ với sự tạo thành những hợp chất có màu.
- Phương pháp đặt giấy thấm:
Là phương pháp dựa trên sự tương tác hóa học của kim loại nền hoặc kim loại lớp dưới với chất thử tại những vị trí rỗ và không liên tục của lớp mạ với sự tạo thành những hợp chất có màu.
Lưu ý: Để hiện lỗ xốp trên sản phẩm thì cần nhỏ giọt trên giấy lọc K3Fe(CN) 64%, nếu có lỗ xốp trên nền chi tiết mạ bằng sắt thì giấy thấm sẽ xuất hiện màu xanh, nếu kim loại nền là đồng và hợp kim của đồng thì giấy thấm sẽ xuất hiện màu nâu.
Công ty Cổ phần đầu tư - Thương mại HPT Việt Nam cung cấp các vật liệu xây dựng, vật liệu kim khí chất lượng cao, sản xuất các sản phẩm trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Với chất lượng sản phẩm cao, lớp mạ được xử lý theo tiêu chuẩn, các sản phẩm của HPT đảm bảo:
- Độ dày đạt chuẩn
- Lớp mạ có tính thẩm mỹ cao, bóng, sáng
- Lớp mạ bám bền chắc, khả năng bảo vệ sản phẩm cao nhất
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI HPT VIỆT NAM
Điện thoại : 0913825658
Địa chỉ: Thôn Yên Vĩnh, Xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội