huong-dan-thi-cong-lap-dat-bu-long-neo-mong

Hướng dẫn thi công, lắp đặt bu lông neo móng

NGUYỄN THÀNH LUÂN 18/07/2019

Trước khi thi công, lắp đặt bu lông neo (bu lông móng) thì chúng ta cần phải tìm và lựa chọn bu lông chất lượng và phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật.

Sau khi đã lựa chọn được các bu lông neo móng phù hợp thì bước tiếp theo chúng ta sẽ thi công và lắp đặt bu lông móng vào công trình.

Trước tiên chúng ta cần dùng dưỡng bu lông, sử dụng thép tròn D8 hay D10 để cố định tạm thời các bu lông neo (bu lông móng) trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.

Bản mã được khoan sẵn các lỗ lắp bu lông trùng với vị trí của các bu lông chờ từ mặt móng lên. Để tránh ứng suất cục bộ và để cho tải trọng se truyền đều xuống móng thì bản mã ở mặt móng và bản mã chân móng ở chân để cột phải tiếp xúc đều với nhau (lưu ý là bu lông phải hàn sẵn vào bản mã với mặt trên là phần ren và đai ốc).

Kiẻm tra và định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Sử dụng máy kinh vĩ, máy thủy bình hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (lưu ý là các thiết bị đo đạc trên đều phải được kiểm định).

Sau đó, chúng ta cần kiểm tra chiều nhô cao lên của bu lông neo so với cột +/-0.00m trog bản vẽ thiết kế (thường thì chỉ khoảng 100mm).

Bu lông neo móng phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế theo lý thuyết (có thể là bề mặt của bên tông hay bề mặt bản mã).

Sau khi đã căn chỉnh, cần phải cố định chắc chắn các cụm bu lông lại với thép chủ, ván khuôn và nền để có thể đảm bảo bu lông được chắc chắn, không thể di chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.

Sử dụng ni lông bọc bảo vệ lớp ren của bu lông móng neo sau khi lắp dựng xong để tránh ren bị hỏng khi đổ bê tông vào.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN