dac-tinh-ky-thuat-cua-bulong-va-thanh-ren

Đặc tính kỹ thuật của bulong và thanh ren

NGUYỄN THÀNH LUÂN 18/07/2019

1. Đặc tính kỹ thuật của thanh ren là gì?

Thanh ren còn có tên gọi khác là ty ren (tiếng anh là Thread Rod), là một chi tiết quan trọng trong việc thi công xây dựng các công trình dân dụng, đặc biệt là các công trình điện nước, lắp hệ thống điều hòa, hệ thống PCCC ở các công trình nhà cao tầng cũng như nhà xưởng.

Tùy theo điều kiện làm việc cũng như các vấn đề khác về tải trọng, môi trường xung quanh mà thanh ren sẽ được sản xuất với cấp bền và gia công bề mặt khác nhau.

- Về cấp bền: Thanh ren thường được sản xuất bởi thép CT3, thép SS400, C35, thép C45, SUS 201, SUS 304, SUS 316. Thanh ren cũng được tính toán sản xuất theo các cấp bền khác nhau như cấp bền 3.6, 4.6, 5.6, 6.8, 8.8.

- Về gia công bề mặt: Bền mặt thanh ren tùy theo vật liệu sản xuất, nếu được sản xuất bằng thép CT3 hay thép CT45 thường sẽ được gia công bề mặt mạ điện phân. Đối với thanh ren sử dụng trong môi trường khắc nghiệt thì còn phải mạ kẽm nhúng nóng hoặc nhuộm đen để tăng khả năng chịu đựng sự mài mòn.

- Về kích thước: Thanh ren thường được chế tạo theo kích thước tiêu chuẩn là 1 mét, 2 mét và 3 mét. Đường kính thanh ren được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 975 của Đức là M3, M4, M5… cho tới M56.

Với các dòng sản phẩm thanh ren, Công ty Kim khí HPT chuyên cung cấp các sản phẩm thanh ren mạ điện phân, thanh ren nhuộm đen với các cấp bền 4.6, 5.8, 8.8 cùng đường kính từ M6 tới M30 và chiều dài từ 1-3 mét. Chúng tôi đảm bảo sản phẩm của mình có chất lượng tốt nhất và giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.

2. Cấp bền của bu lông

Cấp bền của bu lông được định nghĩa là khả năng chịu được các lực kéo, nén, lực cắt cao trong các mối ghép mà bulong tham gia liên kết.

Bulong có 2 loại bulong hệ mét và bulong hệ inch, chính vì vậy cấp bền của chúng cũng khác nhau.

2.1. Cấp bền của bu lông hệ mét

Thường cấp bền của bu lông hệ mét sẽ được ghi ngay trên đỉnh của bu lông với 2 chữ số được ngăn cách bởi dấu chấm (ví dụ: 4.6, 5.8….)

Từ những ký hiệu đó ta có thể biết được giới hạn bền nhỏ nhất (đơn vị Mpa) của bulông và tỷ lệ giới hạn chảy

Cụ thể

  • Để biết giới hạn bền nhỏ nhất, ta lấy số đầu nhân với 100.
  • Để biết tỷ lệ giới hạn chảy / giới hạn bền, ta lấy số thứ 2 chia cho 10 hay có thể tính giới hạn chảy = (số thứ 2 : 10)/giới hạn bền.

Ví dụ: Với Bulông cấp bền được ghi trên đỉnh bulong là 4.6, ta có htể tính được giới hạn bền nhỏ nhất của bulong này là 4x100 = 400 Mpa. Tương tự ta có giới hạn chảy / giới hạn bền =  6:10 => giới hạn chảy = 400 x (6:10) = 240 Mpa.

Thường thì bulông hệ mét được sản xuất với các cấp bền 4.6, 5.6, 5.8, 6.8, 8.8, 10.9, 12.9. Trong đó, các bulong có cấp bền từ 8.8 trở lên được sản xuất với các loại thép có hàm lượng carbon trung bình trở lên hoặc thép tôi hợp kim nhôm và được gọi là bu lông cường độ cao.

2.2. Cấp bền của Bulông hệ inch

Cấp bền của Bu lông hệ inch thường được ký hiệu với các vạch thăng trên đầu bu lông. Số vạch thăng đó cho ta biết được cấp bền của bu lông với giới hạn bền và giới hạn chảy. Bulong hệ inch thường có 17 cấp bền nhưng thông dụng nhất là cấp bền 2, 5 và 8.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN