cap-ben-tieu-chuan-tao-ren-va-vat-lieu-san-xuat-bulong-neo-mong

Cấp bền, tiêu chuẩn, tạo ren và vật liệu sản xuất bulong neo móng

NGUYỄN THÀNH LUÂN 26/07/2019

Chào bạn, Có phải là bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp bulong neo độ bền cao, mẫu mã đẹp, đạt tiêu chuẩn mà giá cả phải chăng không?

Nếu thực sự là vậy thì hãy cùng tham khảo qua bộ sản phẩm bulong neo, bulông móng tại Công ty Kim khí HPT nhé.

Các loại bulong neo móng cơ bản tại HPT

Hiện nay bu lông móng neo được sản xuất theo 2 loại: Bu lông thân đủ và bulong thân thiếu.

  • Bulong thân đủ: Phần không có ren có đường kính lớn hơn phần ren.
  • Bu lông thân thiếu: Phần không ren có đường kính nhỏ hơn đường kính phần ren. Chỉ có thể sản xuất bằng phương pháp cán re. Khi cán, theo định luật bảo toàn thể tích thì khi cán, phần lõm xuống sẽ bù thịt cho phần đỉnh ren nổi lên.

Cấp bền của bu lông móng

Cấp bền cơ của của bu lông móng là khoảng 3.6 đến 10.9

Bề mặt:

  • Bề mặt đen: Thô, chưa xử lý (còn được gọi là bulong neo móng hàng đen)
  • Mạ đầu ren:

+ Mạ điện phân

+ Mạ kẽm nhúng nóng: Bảo vệ bulong tốt hơn mạ điện phân, có độ dày lớn hơn. Tuy nhiên có giá thành cao hơn và nhìn sẽ không đẹp bằng mạ điện phân.

Tiêu chuẩn sản xuất

Các loại bu lông móng tại Việt Nam được đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) – TCVN 1916-1995.

Phương pháp tạo ren

Bu lông neo được sản xuất với 3 phương pháp tạo ren. Mỗi phương pháp tạo ren sẽ tạo ra một loại bulong neo móng có độ chịu lực khác nhau và cấp bền khác nhau (cũng tùy thuộc thêm vào vật liệu chế tạo).

  • Cán ren:
  • Tiện ren: Có mũ chống tâm
  • Cào ren: Đầu không có chống tâm

*Đánh giá về độ chịu lực của các loại: Ren cán và Ren tiện (so sánh cùng loại vật liệu) sẽ tương đương nhau.

Thường thì bulong làm từ thép có giới hạn bền nhỏ hơn 400Mpa thì nên cán, trên 400Mpa thì nên tiện sẽ giúp ren bền hơn. Bởi trên 400Mpa sử dụng cán ren trong khi độ cứng của bề mặt khá lớn sẽ khiến bề mặt của ren vỡ ra và không chịu lực tốt bằng bulong ren tiện.

Vật liệu sản xuất

Hiện nay ở Việt Nam hay sử dụng 2 loại thép để sản xuất bulong neo móng bao gồm:

Thép CT3 (thân thiếu thường cán bằng thép CT3 bởi nó khá mềm, có cấp bền khoảng 3.6).

Thép C45: Cấp bền khoảng 5.6 đến 6.8 (chỉ tính cấp độ bền của bu lông). Còn cấp bền của bộ bu lông neo móng phải tính thêm cấp bền của đai ốc nữa.

Tại Kim khí HPT sẽ thường sử dụng đai ốc có cấp độ bền cao hơn bu lông bởi đai ốc thường có độ bền kém hơn bu lông thì bộ bulong sẽ đảm bảo về chịu lực cho công trình.

Thép đa hội: Giá rẻ hơn các loại thép tiêu chuẩn trên. Là loại thép kém chất lượng, chỗ cứng chỗ mềm vì thành phần chế tạo tạp nham (có thể chứa cả gang), bề mặt không tròn đều, có độ ovan… Bu lông sản xuất từ thép đa hội thường sẽ không chịu lực bằng bu lông sản xuất từ thép tiêu chuẩn.

Nhiệt luyện

Khi sản xuất bu lông neo móng bằng thép CT3 hoặc thép C45 sẽ cho ra các sản phẩm bu lông cấp độ bền 6. Và để phục vụ cho các công trình yêu cầu độ bền cao hơn, người ta sẽ cho bu lông đi nhiệt luyện.

Bạn có thể tham khảo cách tạo ra bulong cường độ cao 8.8 trở lên tại: https://kimkhihpt.com/bulong-cuong-do-cao-la-gi

Bulong neo móng cường độ cao sau nhiệt luyện

Hiện nay có rất nhiều đơn vị làm ăn không trung thực, sản xuất và bán hàng kém chất lượng vì lợi nhuận.

Họ ăn gian bằng cách chỉ nhiệt luyện phần ren để đạt cấp độ bền 8.8 trong khi phần thân bu lông không nhiệt luyện. Như vậy sẽ gây mất an toàn cho các công trình bởi khi gặp các vấn đề động đất hay vấn đề gây quá tải sẽ khiến phần thân không được nhiệt luyện, có cấp độ bền thấp đứt gãy.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm tra bu lông đã được nhiệt luyện hay chưa chỉ bằng mắt thường. Thường bu lông được nhiệt luyện qua lửa sẽ có bề mặt bị cháy, màu sắc sẽ khác biệt hẳn so với thép không bị cháy.

Công ty Kim khí HPT cam kết bu lông neo móng được chúng tôi sản xuất đều được nhiệt luyện cả phần ren và thân đầy đủ, đảm bảo cấp bền cho bu lông phục vụ cho các công trình.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN