Bulong hóa chất là gì? Bu lông hóa chất là một loại bu lông đặc biệt. Thực chất, bulong hóa chất là việc sử dụng hóa chất để tạo lực bám dính giữa bu lông với bề mặt vật liệu (bê tông hay gạch đá…).
Bulong hóa chất
Các loại bu lông hóa chất phổ biến
Hiện nay có 2 loại bu lông hóa chất hay được sử dụng đó là:
- Bu lông hóa chất dạng ống:Sử dụng hóa chất dạng ống (chất liệu ống là thủy tinh hay túi nilong..). Dạng này bao gồm các ống chứa HVA (Hilti), RM (Fischer), Maxima (Ramset).
- Bu lông hóa chất dạng tuýp (Tuýp keo Hilti Re 500, Tuýp Fischer EM 390…)
Thường thì để có thể neo bulong vào đá, chúng ta thường sử dụng một thanh ren (hay một dạng bulong đặc biệt) và kết hợp cùng với keo hóa chất cấy thép. Các loại keo dính đá thông dụng như Hilti Re 500 hay Fischer EM 390.
Lực bám dính giữa bu lông và bề mặt vật liệu khi chúng ta sử dụng keo hóa chất sẽ tạo ra một mối liên kết vô cùng chắc, có cường độ cao nên thường được sử dụng trong các công trình có yêu cầu lớn về độ bền chắc, cấy bulong neo vào đá tự nhiên trong môi trường khô ráo hoặc ẩm ướt.
So sánh 2 loại bu lông hóa chất
1. So sánh về cường độ liên kết
- Bulong hóa chất dạng tuýp thường có cường độ liên kết cao hơn nhờ vào thành phần hóa học với công thức chứa hóa chất nhựa Epoxy tinh khiết dạng có cường độ kết dính cao nhất trong các hệ sản phẩm từ công nghệ Polymer.
- Bulong hóa chất dạng ống thường được sản xuất chứa gốc Epoxy Arylic (hoặc Methyl Methacrylate) là loại keo phủ bóng nên có độ kết dính thấp hơn bu lông hóa chất dạng tuýp khoảng (20/30)%.
2. Thời gian thi công, lắp đặt
- Bu lông hóa chất dạng ống có thời gian liên kết cứng rơi vào khoảng 2 – 10 phút, phụ thuộc theo nhiệt độ của môi trường.
- Bu lông hóa chất dạng tuýp có thời gian đông cứng lớn hơn vào khoảng 1 – 3 giờ.
Như vậy chúng ta có thể thấy cách biệt rất lớn về thời gian đống cứng của 2 loại bu lông hóa chất này. BLHC dạng ống sẽ có thời gian thi công ngắn hơn, nhưng cũng vì thế mà cần phải thao tác chính xác, nhanh gọn. Trong khi BLHC dạng tuýp có dư thời gian để chỉnh sửa nhưng thời gian thi công lại khá lâu.
3. So sánh về bảo quản và sử dụng
Khi lắp đặt BLHC thì cần phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng:
- Khi lắp đặt Bu lông hóa chất dạng ống cần sử dụng máy khoan cầm tay kèm đầu chụp lục giác.
- Khi lắp đặt Bu lông hóa chất dạng tuýp cần sử dụng súng bơm keo.
*Lưu ý về bảo quản và vận chuyển:
Bulong hóa chất dạng ống vì làm bằng thủy tinh hay nilong PVC nên khi vận chuyển rất dễ vỡ, hỏng do va đập, người vận chuyển nên lưu ý vấn đề này.
Ngược lại, bulong hóa chất dạng tuýp nhựa cứng nên dễ dàng trong vấn đề vận chuyển và bảo quản hơn.
Bulong hóa chất ramset
4. Tính khả dụng
Khi sử dụng bu lông hóa chất dạng ốn, các lỗ khoan cần phải đảm bảo chuẩn xác về mặt kích thước hoặc có sai số nhỏ nhất. Với các trường hợp “lỡ” về lỗ khoan rộng quá, hẹp quá (vì khoan phải thép, lách mũi, khoan xiên…), quá sâu hoặc quá nông thì không được phép sử dụng bulong hóa chất dạng ống nữa vì mỗi bulong hóa chất được tạo ra cho một lỗ khoan có kích thước tiêu chuẩn.
Trong những trường hợp như người, người ta có thể sử dụng bulong hóa chất dạng tuýp vì loại bulong này có thể tùy chỉnh độ rộng, độ xiên của lỗ khoan đó bằng cách bơm bù vào những khe hở, đảm bảo liên kết có tính bền chắc.
Với các trường hợp phải bơm ngược trần, việc sử dụng bu lông hóa chất dạng ống sẽ ổn thỏa hơn vì loại này có thời gian đông kết nhanh hơn (2-10p như đã nói trên).
5. So sánh về mặt giá cả
Khi so sánh về mặt giá cả thì bu lông hóa chất dạng ống thường có giá sử dụng đắt hơn bulong hóa chất dạng tuýp (cùng thương hiệu).
Như vậy qua 5 yếu tố so sánh trên, chúng ta có thể thấy rõ được ưu, nhược điểm của mỗi loại bulong hóa chất riêng. Ưu điểm chung của loại bu lông hóa chất là có lực liên kết cực cao, có tính ổn định, sử dụng được trong nhà kín, chi phí thấp…
Ứng dụng của bu lông hóa chất
Trước khi neo cấy bu lông hay thanh ren vào các trụ bê tông, người ta thường cho hóa chất keo epoxy vào trước rồi đưa thanh ren, bu lông vào. Các bulong, thanh ren liên kết với trụ bê tông nhờ keo cần phải chịu được lực nhổ, cắt và các rung động có cường độ cao từ môi trường bên ngoài.
Bu lông hóa chất thường được ứng dụng trong các công trình yêu cầu sự bền vững nhưng thời gian thi công ngắn như:
- Công trình cầu đường, tầng hầm, cầu cảng, mỏ neo, ụ tàu, các công trình dưới nước.
- Sử dụng trong xây dựng thang thoát hiểm, cột nhà công nghiệp, mái che sân thượng…
- Các giá đỡ kho hàng
- Bệ máy móc, thiết bị có trọng tải lớn
- Làm lan can, cột điện bọc thép
- Lắp quạt thông gió
- Cố định chân cột tiếp sóng, dây cáp truyền hình, cố định bệ máy phát, hệ thống âm thanh, ánh sáng…
- Thiết kế nhà kính trên không, xây dựng lan can, mái che sân thượng, cổng nhà…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bu lông hóa chất Kim khí HPT chia sẻ cùng các bạn. Truy cập website https://kimkhihpt.com/ để tìm hiểu thêm các thông tin thú vị khác nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI HPT VIỆT NAM
Chuyên cung cấp các sản phẩm bulong, đai ốc, ốc vít, thanh ren, kẹp xà gồ giá rẻ nhất tại Hà Nội.